Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra không ít phiền phức cho người bệnh. Trên thực tế, hiện nay chưa có một phương pháp nào có thể điều trị triệt để căn bệnh này. Các biện pháp chủ yếu chỉ là hỗ trợ điều trị hoặc cắt cơn bệnh tại thời điểm đó mà thôi.
1. Phân loại bệnh viêm mũi dị ứng


Viêm mũi theo mùa
-  Thường gặp ở người trẻ, trẻ em lớn, hiếm gặp ở người già, có yếu tố gia đình, di truyền rõ.
- Dị nguyên thường là phấn hoa với điển hình là viêm mũi dị ứng mùa xuân với dị nguyên hoa cỏ.
- Dị ứng với phấn hoa.


Viêm mũi quanh năm
- Các cơn tái phát thường xuyên, quanh năm, cũng thường có yếu tố gia đình
- Dị nguyên rất đa dạng: thường gặp bụi nhà, nấm mốc…nhiều khi không xác định được.
- Dị ứng với bụi bẩn
Viêm mũi nghề nghiệp: Khi xảy ra với dị nguyên đặc biệt trong môi trường lao động sản xuất.

Viêm mũi dị ứng nhẹ: khi không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Viêm mũi dị ứng trung bình – nặng: ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Viêm mũi dị ứng gián đoạn: khi triệu chứng kéo dài < 4 ngày/ tuần hoặc < 4 tuần liên tiếp,

Viêm mũi dị ứng dai dẳng: khi triệu chứng kéo dài hơn 4 ngày trong tuần và hơn 4 tuần liên tiếp

2. Viêm mũi dị ứng cần phải điều trị tối ưu do:
-Tần suất mắc bệnh cao
- Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
- Nhiều bệnh đồng mắc
- Chi phí kinh tế xã hội cao
- Viêm mũi dị ứng thường kiểm soát kém.

3. Những biến chứng có thể gặp của viêm mũi dị ứng

- Viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính
- Viêm tai giữa.
- Rối loạn giấc ngủ hoặc ngưng thở
- Vấn đề về răng: gây ra bởi hơi thở quá mức qua miệng
 -Bất thường vòm miệng
- Rối loạn chức năng ống Eustachian
4. Phương pháp điều trị
Mục tiêu của điều trị là làm thuyên giảm triệu chứng và cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên (các tác nhân gây ra dị ứng).
Có 3 phương thức căn bản để điều trị viêm mũi dị ứng:
 Tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống.
- Phấn hoa và nấm mốc: Với những người dị ứng với phấn cỏ, bệnh sẽ xuất hiện vào đầu mùa hè, với các trường hợp nhạy cảm với phấn hoa, bệnh sẽ xuất hiện vào mùa xuân, nhiều người bệnh có thể diễn biến quanh năm và nặng lên vào một mùa cao điểm.
- Chất gây dị ứng trong nhà: bụi, bọ ve,…
- Dị ứng với lông vật nuôi nên tránh hoàn toàn là lựa chọn tốt nhất..
- Chất gây dị ứng nghề nghiệp: Sử dụng mặt nạ hoặc khẩu trang là cần thiết.
- Tiếp xúc với khói, nước hoa, thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ và ô nhiễm môi trường có thể gây nên không đặc hiệu ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
- Tránh stress, tránh các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin.
- Cẩn thận khi thời tiết thay đổi, điều tiết độ ẩm và độ ấm để phòng ngừa viêm đường hô hấp.
- Giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi, tránh hít khói thuốc lá.
 Sử dụng thuốc
Tuy nhiên trong thực tế, đa số bệnh nhân không thể kiểm soát được các tác nhân gây dị ứng, vì vậy sử dụng thuốc thường là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất.
Các thuốc được chỉ định:
- Thuốc kháng histamine: là những thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng
- Thuốc thông mũi: dạng nhỏ, xịt,
- Thuốc corticorid: dùng cho đợt cấp và nghiêm trọng
- Sử dụng các bài thuốc, vị thuốc đông y như " thương nhỉ tử tán ", " Tân di tị uyên"....
Bài thuốc "Thương nhỉ tử tán" có hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng
Liệu pháp miễn dịch
Khi 2 biện pháp trên thất bại thì người ta mới xem xét đến phương pháp thứ 3 là thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp - immunotherapy).
Đây là phương pháp cho chủ thể dị ứng hấp thụ với liều tăng dần dị nguyên nhằm đạt được giảm mẫn cảm, tức là giảm các triệu chứng khi phơi nhiễm tự nhiên trở lại với chính dị nguyên đó. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng.
Ngoài ra, mặc dù viêm mũi dị ứng thường được điều trị nội khoa, nhưng trong một số trường hợp người ta cần đến phẫu thuật. Đó là khi cần giải quyết bệnh tích ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (thường gọi là thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực. Các bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng cũng rất hiệu quả và cực kì an toàn.

Khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh về đường hô hấp các bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất. Bởi các bệnh về đường hô hấp có thể nhầm lẫn với nhau, đặc biệt là viêm mũi dị ứng với cảm lạnh và viêm xoang. Đối với bệnh này, thường có các dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng là hắt hơi liên tục, nhảy mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt và chảy nước mắt giàn giụa,... khi tiếp xúc với dị nguyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét