Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em do đâu

Viêm mũi dị ứng có thể gặp phải ở bất kì một độ tuổi nào. Nó gây ra rất nhiều phiền phức khiến người bệnh cũng phải khổ sở theo. Trẻ em cũng có thể mắc phải viêm mũi dị ứng. Vậy viêm mũi dị ứng ở trẻ em do đâu? 

Viêm mũi dị ứng là một bệnh miễn dịch. Do các dị nguyên ngoại lai gây ra và con đường xâm nhập chủ yếu là qua niêm mạc mũi. Viêm mũi dị ứng có thể gặp phải khi trẻ tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, hoặc do thay đổi thời tiết. Bệnh khó có thể chữa dứt điểm nên cách tốt nhất là hết sức hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng. Và trên hết là bạn cần hiểu rõ về cơ thể của trẻ, cũng như những yếu tố khiến trẻ dị ứng.

Những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Tuy nhiên, trẻ thường bị viêm mũi do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Do tiếp xúc với dị nguyên đ­ường thở như bụi nhà, lông súc vật, phấn hoa…: Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng. Nếu phản ứng mạnh sẽ gây ra những dấu hiệu viêm mũi dị ứng nặng ở trẻ, còn không thì những triệu chứng đến và đi nhanh.
Dị ứng do thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa….).
Dị nguyên là các loại thuốc: kháng sinh các loại.
Cơ địa dị ứng (Atopic): với những trẻ có vấn đề này thì khả năng mắc viêm mũi dị ứng là rất cao. Ví dụ, trong khi những đứa trẻ bình thường không dị ứng do phấn hoa nhưng với những em có cơ địa dị ứng thì khả năng bị viêm mũi dị ứng rất cao.
Gặp những bệnh dị ứng nh­ư viêm mũi dị ứng, hen phế quản và chàm sơ sinh có đặc tính gia đình và sự di truyền.
Sự quá mẫn: của từng cơ thể cũng có vai trò cơ bản, trước cùng một dị nguyên có xảy ra hiện tượng dị ứng hay không và phản ứng mạnh hay nhẹ.
Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Bạn nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không cho có mèo vào nhà, không trồng hoặc để hoa có nhiều phấn trong nhà, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bặm ô nhiễm, vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ. Ngoài ra bạn cũng nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với vận động thể chất có thể giúp trẻ khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Chăm sóc và điều trị
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết hoặc dị nguyên, các triệu chứng của bệnh làm cho trẻ rất khó chịu quấy khóc, biếng ăn, không ngủ được. Các bậc phụ huynh nên tìm và loại bỏ tác nhân gây dị ứng (dị nguyên): Lau sạch nhà cửa, hút bụi để loại bỏ lông thú nuôi, nếu trong phòng có hoa tươi nên chuyển ra ngoài, tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, mặc quần áo phù hợp khi ra ngoài. Ngoài ra cần Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển ngày 2-3 lần. Để điều trị các triệu chứng của bệnh cần cho trẻ uống thuốc kháng dị ứng.
Những trẻ bị viêm mũi dị ứng rất dễ mắc hen suyễn!
Theo các chuyên gia dị ứng và hen suyễn, việc kiểm soát bệnh hen suyễn phải đi cùng với kiểm soát viêm mũi dị ứng ở một số trẻ em. Viêm mũi dị ứng là bệnh rất dễ dẫn tới hen suyễn, viêm xoang, căn bệnh mạn tính, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của trẻ sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét